10 Best Practice "bất di bất dịch" khi triển khai Digital Marketing của mình
Những điều cơ bản sẽ giúp định hình cách tiếp cận Digital Marketing của bạn trong năm mới.
Đa phần các “Best Practice” được đề cập trong các bài tổng hợp bạn tìm thấy khi google chỉ là các Tip/Trick/Hack mà nếu áp dụng thiếu thận trọng, chúng sẽ kéo theo nhiều hủy hoại hơn là lợi ích. Chúng thực ra chẳng phải “Best Practice” gì cả.
Nhưng có những ngoại lệ.
Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ 10 trong số các Best Practice đúng bản chất Best Practice — đây là các Insight nền tảng bạn cần nhớ để triển khai Digital Marketing một cách đúng đắn và chân chính. Chúng áp dụng cho Business mọi quy mô, mọi ngành, mọi lĩnh vực, bất kể Ecom, B2B, hay SaaS.
Các nội dung chính:
Marketing Strategies, Planning, và Reporting phải “Customer-Centric”.
Objective -> Strategy -> Tactics.
Ai hiểu rõ khách hàng, người đó có lợi thế chiến thắng và dẫn đầu.
Mạnh tay loại bỏ những thứ chưa và không phù hợp.
Customer Retention và Customer Acquisition không thể tách rời.
Google = Intent Capture; Meta = Intent Creation.
Không bao giờ để 3 Metric này đánh lừa.
Incrementality là mấu chốt để đánh giá Marketing Performance.
Quảng cáo không phải là chiếc phao cứu sinh, mà chỉ là một công cụ.
Không có cái gì gọi là “cách chuẩn nhất, đúng nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất” để chạy quảng cáo.
1. Marketing Strategies, Planning, và Reporting và phải “Customer-Centric”.
Không khó để nhìn thấy đã bước vào năm 2025 rồi nhưng vẫn có những người làm Marketing theo kiểu năm 2010. Một ví dụ điển hình nhất đó là dựa vào dự đoán lưu lượng truy cập (Traffic) và Last-Click Attribution.
Dựa vào dự đoán Traffic nghĩa là, “à tháng này chạy quảng cáo nhiều, cho nên Traffic từ quảng cáo sẽ nhiều, cho nên doanh thu đến từ quảng cáo sẽ tăng lên.” Hay “tháng này đăng 50 bài trên Instagram, nhiều hơn 10 bài so với tháng trước, cho nên Traffic đến từ Instagram tháng này cũng phải tăng lên…”
Còn Last-Click Atribution (gán chuyển đổi cho cú nhấp chuột cuối cùng) là kiểu như này: Giả sử một khách hàng mua hàng trên Online Store của bạn. Hành trình mua hàng của họ có thể:
Thấy quảng cáo của bạn trên TikTok (lần 1)
Sau đó thấy Facebook Ads (lần 2)
Rồi search Google tìm review (lần 3)
Cuối cùng click vào Email của bạn để mua hàng (lần 4)
Last-click sẽ ghi nhận toàn bộ công trạng (Credit) cho Email.
Rõ ràng có sự vô lý đúng không? Đúng là Email đã góp phần quan trọng ở bước cuối cùng, nhưng còn TikTok, Facebook, và Google thì sao? Các điểm chạm này đóng vai trò rất lớn trong việc định hình sự nhận diện về Brand, sự tin tưởng và hiểu biết của khách hàng về sản phẩm. Chúng không phải vô ích.
Last-click Attribution thiên vị cho các kênh Bottom Funnel (Email, Remarketing Ads), trong khi bỏ qua các Touchpoint quan trọng khác trên hành trình của khách hàng, tức là các kênh Top Funnel như Social Media hay Display Ads. Kết quả, sẽ dẫn tới hiểu nhầm Email Marketing là “thần thánh”, còn các kênh khác là “tiền mất tật mang.”
Khi lên chiến lược, lập báo cáo và đưa ra các dự đoán dựa trên những cách tiếp cận sai lầm như vậy, bạn sẽ đối mặt với việc phân bổ ngân sách sai lầm. Chẳng hạn, cắt giảm ngân sách cho các kênh xây dựng Brand Awareness và tập trung quá nhiều vào Remarketing hay Email. Điều này cũng đồng nghĩa với thiếu sự đầu tư vào tiếp cận khách hàng mới, chỉ tập trung vào hái quả mà quên trồng cây »»» tăng trưởng chậm.
Cách tiếp cận đúng phải là Customer Centric — nghĩa là đặt khách hàng là lõi khi làm Planning, Reporting và lên Marketing Strategy. Ở đây, mình không nói đến mấy khái niệm mơ hồ kiểu “cá nhân hóa trải nghiệm” (Personalization) hay đầu tư cả đống tiền vào Tech Stack. Ý mình ở đây là hiểu rõ doanh số của bạn đến từ đâu ở cấp độ khách hàng: bao nhiêu phần trăm đến từ khách hàng cũ (Existing Customers) và bao nhiêu đến từ khách hàng mới (New Customers). Giả sử doanh thu từ khách hàng cũ khá ổn định (30-40% mỗi tháng). Lúc này, để đạt được mục tiêu doanh thu tổng thể, khoảng cách giữa Revenue đến từ Existing Customers và Revenue mục tiêu phải được lấp đầy bằng khách hàng mới. Từ đó, bạn phân bổ ngân sách Marketing vào các kênh và hoạt động có thể thu hút khách hàng mới một cách hiệu quả và dự đoán được.
Mỗi kênh, mỗi chiến thuật Marketing phải trả lời được câu hỏi: “Liệu nó có mang lại doanh thu từ khách hàng mới không?” Ví dụ, các Conversion Campaign trên Meta thường dễ dàng mang về khách hàng mới rất tốt. Nhưng các hoạt động Marketing ở tầm cao hơn như quảng cáo ngoài trời (Out of home) hay PR đòi hỏi chiến lược triển khai và đo lường chặt chẽ hơn mới có thể mang lại hiệu quả. Phải cân nhắc thật kỹ và gắn từng hoạt động với mục tiêu để hạn chế tối đa việc “vung tiền ra cửa sổ”. Trong thời buổi cạnh tranh và mọi thứ đều đắt đỏ thì Business phải cẩn thận với từng đồng chi ra. Bất cẩn sẽ dẫn tới rủi ro.
Bạn cũng phải xây dựng được một hệ thống đo lường đúng cách để đánh giá tác động của ngân sách Marketing lên việc thu hút khách hàng mới. Các chỉ số như Impressions (lượt hiển thị) không đủ mạnh để phản ánh hiệu quả. Thay vào đó, nên tập trung vào các chỉ số thực sự quan trọng như chi phí thu về mỗi khách hàng mới (Customer Acquisition Cost CAC), Incrementality, tỷ lệ khách hàng mới, và doanh thu từ khách hàng mới so với tổng doanh thu.