Cách mình rèn luyện "Manage Up" để nắm bắt cơ hội và tăng trưởng trong công việc
Lý do vì sao mình rất siêu chủ động và công việc hàng ngày xuôi chèo mát mái là như này.
Nếu bạn đã làm việc trong các công ty tech, Saas, hay đọc nhiều về năng suất công việc thì có lẽ đã nghe nhiều đến thuật ngữ “manage up”.
Mình cũng đã nghe nó nhiều rồi. Hồi đầu mình không biết chính xác nó nghĩa là gì cả. Dựa vào từ “manage" và “up”, mình đoán nó liên quan đến Manager. Thành thử mình mặc định manage up là chỉ dành cho những người làm quản lý, lãnh đạo.
Mình cũng nghĩ mình chỉ là nhân viên quèn, mình chẳng cần quan tâm gì đến “manage" làm gì. Sếp bảo gì thì làm thôi và làm cho tốt cho là được.
Tuy nhiên, khi trải qua nhiều môi trường làm việc, mình nhận ra cách tư duy cũ đó của mình không ổn. Đặc biệt rõ nhất là thời gian làm việc ở Hello Earth Agency, việc suy nghĩ “mình chỉ là nhân viên nên chỉ nhận lệnh” làm cho mình bị động. Mình nhận ra mình phải thay đổi và tự tin manage up ngay cả khi mình không phải là một Manager.
Manage up về cơ bản nghĩa là trở thành một người thực thi thành thạo: truyền tải thông điệp, hành động, và tạo ra các kết quả mà giúp Business đạt được mục tiêu. Manage up không có nghĩa là chờ đợi người khác bảo gì làm nấy. Manage up là sự siêu chủ động (proactive) trong mọi trách nhiệm và triển khai mọi thứ như thể bạn là “owner” của những task đó.
Dưới đây là vài kinh nghiệm của mình để manage up, gây dựng lòng tin từ sếp, được trao nhiều trách nhiệm hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn và tăng trưởng liên tục.