Cách sử dụng Cold Email để xây dựng Network, tìm Dream Job và cơ hội Freelance
Cold Email là một "vũ khí bí mật" nếu bạn biết cách sử dụng nó.
Bài viết này đã được đăng trên Newsletter cũ của mình. Mình cập nhật lại và bổ sung các nội dung mới để bạn theo dõi.
Mình luôn tin rằng muốn có kết quả khác biệt thì phải làm khác đi. Chứ còn nếu cứ làm mãi một thứ mà lại mong kết quả khác hơn và tốt hơn thì thật là khó. Với thị trường việc làm, nếu vẫn cứ theo cách chuẩn bị CV rồi Apply qua các trang tuyển dụng…. truyền thống thì thật là khó cạnh tranh. Đó là lý do vì sao mình rất thích Cold Email. Mình thích sử dụng nó để tiếp cận những người mà mình muốn tạo dựng mối quan hệ và các công ty mà mình mơ ước được làm việc cùng.
Từ những ngày này đầu bước chân vào Freelance, mình đã tận dụng sức mạnh của Cold Email để tìm kiếm Client và nó đã mang đến cho mình những cơ hội hết sức tuyển vời. Mình đã được làm việc với những công ty B2B lớn ở nước ngoài như Salsify, Hootsuite, Canvas LMS, Instructure, Zoovu… Mình cũng đã sử dụng Cold Email để có được Job Offer mà mình mơ ước ngay trước khi tốt nghiệp Thạc sỹ ở Úc này.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn tất tần tật những chiến thuật Cold Email mà mình đã (và sẽ luôn) áp dụng để có được các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Mình đã từng gửi hơn 1300 Cold Email rồi nên mình hoàn toàn hiểu “what it takes”, “what should be done”, “the worth” của việc Cold Emailnhư thế nào. Hy vọng bài viết này sẽ gợi mở cho bạn nhiều ý tưởng trong cách tiếp cận với các nhà tuyển dụng và tạo nền móng cho Dream Job trong năm 2025 nhé.
Nội dung chính của bài viết:
Cold Email là gì?
Cold Email rất có lợi khi tìm Job ở Việt Nam lẫn nước ngoài
8 bước để thử nghiệm Cold Email
Cold Email: Một cuộc chơi dài
Cold Email là gì?
Cold Email nôm na là gửi Email tới một người mà bạn chưa hề quen biết.
Bạn gửi Email tới Tim Cook, CEO của Apple đó là Cold Email vì hai người chưa từng có trao đổi gì. Tim cũng chẳng biết bạn là ai, và bạn cũng chỉ biết ông ấy qua Internet.
Bạn gửi Email tới một người mà bạn đang Follow trên Facebook. Hai người đã từng tương tác qua các Comment. Khi lần đầu tiên bạn viết Email cho họ, đấy không thực sự là Cold Email. Vì hai người đã có sự biết nhau ở chừng mực nào đó rồi.
Phân biệt rõ như nào là Cold Email rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới cách mà bạn cần viết Email cho đúng. Hiểu sai bản chất của Cold Email sẽ dẫn tới nhiều hậu quả ngoài mong muốn như người nhận sẽ Email sẽ cảm thấy Email bạn gửi cho họ “thô lỗ” (rude), và có khi sẽ trả lời Email của bạn rất khó nghe.
Một ví dụ về Cold Email mình viết:
Một ví dụ về một phản hồi mình nhận được:
Bạn có thể thấy mình gửi Email cho Fiona là Head of Marketing tại Loyalty Lion. Nhưng Georgie, Content Marketing Manager lại trả lời mình. Chứng tỏ là Fiona đã forward Email của mình cho Georgie.
Khi mình bắt đầu tìm Full-time Job vào cuối tháng 5 năm 2021, mình cũng áp dụng chiến thuật Cold Email. Sau khi đã apply trên LinkedIn, mình luôn tìm kiếm Contact của những người liên quan đến HR hoặc đứng đầu công ty, rồi gửi cho họ tin nhắn kiểu như này:
Bạn thấy đấy, Email mình giới thiệu rõ mình là ai, có kinh nghiệm gì, tại sao mình Email họ và cụ thể vị trí mình hứng thú. Mình cũng nhấn mạnh mình đã gửi hồ sơ của mình và hy vọng nhận được phản hồi từ họ.
Mình làm như vậy cho mỗi một CV mình gửi đi. Nếu không tìm ra chính xác Recruiter thì mình sẽ gửi cho HR Manager hoặc CEO/Founder.
Kết quả ra sao? Bạn có thể thấy họ trả lời mình. Thậm chí, mình apply buổi tối thì đầu giờ sáng sớm hôm nay vài công ty đã gọi ngay cho mình và bảo rất ấn tượng với hồ sơ của mình cũng như cách mình tiếp cận họ. Vì họ nói chẳng ai làm như mình cả.
Lưu ý:
Cold Email có thể được thực hiện qua Email hoặc là qua LinkedIn Message. Tùy vào từng trường hợp mà mình sẽ quyết định gửi Email hay nhắn tin qua LinkedIn. Ví dụ, nếu mình thấy họ rất active trên LinkedIn, mình sẽ gửi tin nhắn trên nền tảng này luôn.
Mình khuyến khích bạn nên tiếp cận nhà tuyển dụng ngay sau khi nộp CV. Có 3 lý do:
Thứ nhất, nó cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể thấy từ trải nghiệm của mình.
Thứ hai, nó làm bạn nổi bật. Như mình đã nói ở trên, bạn có thể thấy có công ty còn bảo mình “chẳng ai làm như bạn cả.” Vậy thì khi chủ động, bạn sẽ thực sự làm mình trở nên khác biệt.
Thứ ba, nó thể hiện năng lượng, tính cách, thái độ và sự quan tâm rõ rệt của bạn đối với vị trí họ đang tuyển dụng. Bạn có thực sự hứng thú thì bạn mới sẵn sàng dành thêm thời gian để gửi cho họ một Email.
Lắm khi kinh nghiệm, chuyên môn của bạn có thể chưa đạt tới yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng thái độ và sự siêu chủ động của bạn có thể bù đắp và chinh phục họ.
Không chỉ một mình mình. Bạn bè, đồng nghiệp và những người trong Network của mình đều khẳng định lợi ích rõ rệt của việc sử dụng Cold Email. Mở rộng kết nối với những người giỏi hơn, tạo tiền đề cho các hợp tác sau này hay thậm chí là có ngay Job Opportunity luôn. Gần đây nhất mình cũng đã chia sẻ câu chuyện của Sachi, bạn Fashion Designer đang làm việc ở công ty mình rồi đó. Cũng là bắt đầu từ gửi một tin nhắn đến cho sếp mình trên LinkedIn, giới thiệu bạn ấy là ai và để ngỏ ý tưởng bạn ấy đang tìm một cơ hội nghề nghiệp mới. Không ngờ sếp mình cũng đang có ý định tìm một Fashion Designer để làm việc in-house luôn!
Bạn thấy không? Phải thử thì mới biết được. Phải giăng lưới thì mới có cá. Đôi khi, phải đi xa, đợi lâu, đánh bắt mãi mới thấy thành quả. Nhưng cũng có lúc, vừa quăng lưới xuống là cá cắn câu ngay. Dù thế nào, bạn cũng phải chuẩn bị đồ nghề, xắn tay áo, xắn quần lên đi ra khơi thì mới thu về được kết quả.