Tâm lý học tiêu dùng: Recency Bias tác động như thế nào tới hành vi mua sắm?
Đây là một trong những hiệu ứng tâm lý tiêu dùng được sử dụng rất phổ biến.
Hello, cám ơn bạn đã đọc ✨ bản tin miễn phí ✨ mỗi hai tuần một lần của Tự Học Marketing Cùng Mình. Mình chia sẻ về digital marketing, ecommerce, career tips, và các trải nghiệm trong cuộc sống ở Úc mỗi tuần. Subscribe để truy cập toàn bộ những nội dung trên newsletter nhé. ☘️
Recency bias nghĩa là con người chúng ta có xu hướng dễ ghi nhớ những thông tin mới xảy ra gần đây hơn là những cái đã xuất hiện lâu trước đó.
Điều này giải thích cho việc vì sao khi tham gia một buổi thuyết trình đông người, chúng ta thường ghi nhớ những gì người gần cuối trình bày, còn những người đầu tiên thì chúng ta quên sạch.
Recency bias trong marketing
Hiệu ứng này nghe có vẻ đơn giản và khó dùng trong marketing. Tuy nhiên, thực tế là Marketer lại dùng nó nhiều rồi và có lẽ bạn đã nhìn thấy rồi.
Khi bạn nghe nhạc trên Spotify, bạn vừa nghe một bài hát thì ngay vài phút sau, bạn đã nhận được đề xuất các bài hát tương tự hoặc của cùng một ca sĩ.
Sau khi đọc một bài viết liên quan về Đà Lạt trên một trang web thì trang web cũng tự động hiển thị các bài viết liên quan về những điểm du lịch nổi tiếng khác ở Đà Lạt hoặc các khuyến mãi từ các khách sạn ở Đà Lạt.
Vừa xem một sản phẩm, kéo xuống phía dưới trang là bạn đã thấy các đề xuất tương tự cho bạn.
Khi thiết kế trang chủ một website hay trang sản phẩm, một nguyên tắc phổ biến đó là “above the fold". Trang chủ cần có headline, sub-headline, CTA, rồi social proof ở above the fold — họ có thể nhìn thấy ngay trên màn hình mà không cần phải kéo xuống. Điều này đảm bảo là nếu ưng ý khách hàng có thể hành động ngay.
Tương tự với trang sản phẩm cũng vậy. Đảm bảo là các yếu tố quan trọng cho việc mua hàng đều “above the fold” là tốt nhất.
Marketer cũng có thể gửi email cho khách hàng ngay sau khi họ đã mua sắm hoặc tương tác với thương hiệu của bạn. Ví dụ, sau khi khách hàng đã mua hàng, bạn có thể gửi cho họ một email khuyến mãi cho lần mua sắm tiếp theo hoặc gửi một email xin review của họ. Vì cảm xúc của họ vẫn còn lên cao (vừa nhận được sản phẩm họ yêu thích mà), nên khả năng họ sẽ cho bạn review là rất cao.
Một ứng dụng khác mà có thể có ích cho bạn đó là khi thuyết trình với nhiều người, hãy cố gắng xin được trình bày cuối cùng. Vì như mình đã nói ở trên, chúng ta thường ghi nhớ và dễ gợi nhớ lại cái đã xảy ra gần đây nhất. Nêu nếu bạn mà trình bày cuối mà lại còn trình bày tốt nữa thì bạn sẽ gây ấn tượng nhiều đấy.