Zero-Click Content: Cách tiếp cận Content Marketing trong thời đại không "Click"
Bạn đã biết tới Zero-Click Content chưa?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về một chủ đề đang khá là “hot” trong giới Content Marketing và SEO: Zero-click Content. Chủ đề này quan trọng với mọi lĩnh vực đang sử dụng Digital Marketing, không phân biệt Ecommerce, SaaS, B2B…
Nghe tên thuật ngữ có vẻ lạ, nhưng thực tế, các tìm kiếm “zero-click” quá phổ biến trên Google rồi. Bạn gõ một câu hỏi lên Google thì ngay lập tức có được câu trả lời trên kết quả tìm kiếm mà không cần phải click vào bất cứ một liên kết nào. Với người dùng, đây là một điều tuyệt vời — nhanh chóng, tiện lợi, và tiết kiệm thời gian. Nhưng với các Business, Blogger, Content Writer… thì đây lại có thể là “cơn ác mộng” khi dành hàng tiếng đồng hồ viết và đăng một bài mà chẳng ai đọc, rồi cả lượt truy cập trang Web giảm đáng kể nữa.
Trong bài viết này, mình sẽ làm rõ khái niệm Zero-click Content và những điều mà các Digital Marketer cần chú ý khi triển khai Content Marketing và SEO cho Brand hiện tại.
Zero-Click Content là gì?
Zero-click Content là thuật ngữ được Amanda Natividad, VP Marketing của SparkToro (Audience Research Platform) đề cập lần đầu, ám chỉ những nội dung mang lại giá trị cho người dùng mà không yêu cầu họ phải rời khỏi nền tảng đang sử dụng.
Trước đây, chúng ta quen thuộc với “snippets” — các đoạn trích ngắn gọn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google như dưới đây:
Hiện nay Google cũng đã giới thiệu thêm AI Overviews, mang lại thông tin hữu ích tức thì cho người dùng mà không cần phải nhấp vào bất kỳ đâu cả.
Bạn có thể thấy ngay từ nhiều năm trước, Google (và các công cụ tìm kiếm khác) đều đã ưu tiên Zero-click Content. Với sự ra mắt AI Overviews, Google đang nỗ lực cung cấp cho người dùng những thông tin ngắn gọn, súc tích hơn ngay trên trang kết quả tìm kiếm.
Không chỉ Google mà hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay cũng đang thúc đẩy xu hướng Zero-Click. Instagram không cho phép chèn liên kết trong phần mô tả bài đăng. Facebook, Twitter, Reddit, và cả LinkedIn đều ưu tiên những nội dung không chứa liên kết hoặc các bài đăng gốc được tạo ngay trên nền tảng của họ. Đây là lý do chúng ta thường thấy kiểu đăng bài với lời nhắc '“Link ở comment” thay vì chèn liên kết trực tiếp vào bài viết.
Vậy tại sao các nền tảng này lại hạn chế việc đặt liên kết trong bài viết? Có hai lý do chính:
Giữ người dùng trên nền tảng: Họ muốn người dùng ở lại càng lâu trên Platform của họ càng tốt. Việc chèn link trực tiếp vào bài sẽ khiến người dùng rời khỏi Platform, giảm thời gian tương tác trên nền tảng.
Thúc đẩy nội dung chất lượng và Zero-click Content: Các nền tảng muốn khuyến khích người tạo nội dung cung cấp thông tin chất lượng, đầy đủ ngay trong bài viết, thay vì chỉ hé lộ một phần rồi ép người đọc phải nhấp vào liên kết để tìm hiểu thêm. Cái này đồng nghĩa với việc người dùng nhận được Value ngay trên Platform > nhận thức Platform này “tốt”, tạo giá trị thực sự > yêu thích, trung thành với Platform hơn.