Brand Authenticity: 5 yếu tố cốt lõi và 5 ví dụ về Authenticity "giả trân"
Marketer chúng ta hãy cẩn thận để không bị rơi vào.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn về Brand Authenticity. Với bản thân mình, mình cảm thấy càng đi làm nhiều, mình càng rất để ý tới Brand Authenticity và rất dị ứng với Brand nào mà nói một đằng làm một nẻo. Ngay cả trong công ty, nếu có một ý tưởng nào đó mà có mùi “treo đầu dê bán thịt chó” là mình nhất quyết lên tiếng.
Brand Authenticity thường được dịch là tính xác thực của thương hiệu. Nhưng cá nhân mình nghĩ như vậy chưa rõ và đủ nghĩa của từ này. Thú thật, mình cũng không biết dịch sao cho trơn tru nên xuyên suốt bài mình sẽ giữ nguyên thuật ngữ Brand Authenticity nhé.
authenticity /ˌɔːθenˈtɪsəti/ the quality of being true or what somebody claims it is
Từ điển Oxford Learner's Dictionary
Bất cứ một Business vì lợi nhuận nào, dù to hay nhỏ, dù đã có “Brand” hay chưa có “Brand”, dù bán đồ xa hoa hay vật dụng thiết yếu, dù bán cho người già hay người trẻ, dù đã hoạt động lâu đời hay mới thành lập, đều muốn các hoạt động Marketing mà họ đầu tư đều mang lại kết quả, càng sớm càng tốt.
Không ít các Business Owner, Founder, Marketer nóng lòng với “instant results”. Thành ra, họ chủ trương tập trung vào các Best Practice, Tip, Trick với hy vọng là sớm ra đơn hàng, có Sales, có tiền vào túi mỗi ngày. Hiển nhiên, Mindset này không có gì là sai cả, bởi vì không phải Business Owner nào cũng hướng đến tập trung vào một sản phẩm lâu dài hay là xây dựng Brand.
Tuy nhiên, với tất cả các Brand mà hướng đến Brand Building và kinh doanh lâu dài, bền vững thì mọi hoạt động kinh doanh và làm Brand từ nhỏ tới to đều phải làm cho đúng. Brand Building không thể dựa vào những thủ thuật rẻ tiền hay ăn xổi. Brand Building cần được đặt trên nền là các mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên niềm tin, giá trị và tôn trọng lẫn nhau. Brand Building cần nhiều thành tố hợp lại, và một trong số đó là Brand Authenticity.
Nội dung chính của bài viết:
Brand Authenticity là gì?
Các yếu tố của một Brand với độ Authenticty cao
Nhất quán (Consistency). Không chỉ là màu sắc và Logo.
Minh bạch (Transparency). Dám nói thật, dám chịu trách nhiệm.
Khách hàng làm trung tâm (Customer-centricity), nhưng không phải lúc nào cũng “chiều” khách hàng.
Mục đích (Purpose). Không phải cứ có “sứ mệnh cao cả” là sẽ authentic.
Chất lượng (Quality). Không có cái này thì tất cả những thứ trên đều vô nghĩa.
Các ví dụ về Brand Authenticy “ảo tung chảo”
Inauthentic — sale extended
Inauthentic — “Only for you”
Inauthentic — Marketing buzzword
Inauthentic — “Up to 70% Sale”
Inauthentic — “We miss you”
Lời nhắn cho bạn: Tìm kiếm Authentic Brand để cống hiến
Brand Authenticity là gì?
Brand Authencity phản ánh việc một Brand có được coi là chân thực trong mắt người tiêu dùng hay không. Chân thực ở đây là chân thực trong sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động kinh doanh, nội dung Marketing, nội dung quảng cáo, các giá trị… Bất cứ một điều gì Brand công khai đều phải chân thực, nhất quán, minh bạch và đáng tin cậy.
Vì sao Brand Authencity lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết? Là bởi vì bây giờ gần như thứ gì về Brand cũng sẽ dễ được tìm thấy, hoặc sớm muộn cũng sẽ bị tìm thấy. Người tiêu dùng hiện đại có thể lần mò ra mọi thứ họ muốn biết về Brand từ những người tiêu dùng khác, trên mạng xã hội, từ các trang Web chia sẻ, từ các diễn đàn, các kênh Review, Reddit, Quora… Cái hay có khi mãi chẳng ai biết nhưng chỉ cần làm sai một lần thì tốc độ bị lộ tẩy và chia sẻ lan truyền còn nhanh hơn tên lửa.
Brand giao hàng cho một khách hàng chậm, đừng nghĩ chẳng ai biết, vì khách hàng đó có thể đăng một bài viết trên mạng xã hội, hay phàn nàn trên một trang cộng đồng. Một người biết, hai người biết, dần dần hàng ngàn người biết.
Brand thay đổi giá sản phẩm trên Website tuỳ ý mà không thông báo công khai sẽ dễ khiến người mua bực bội, khó chịu, cảm thấy không được trân trọng. Đừng nghĩ “Business của tôi, sản phẩm của tôi, tôi thích để giá thế nào thì để.” Giờ đây người tiêu dùng có hàng trăm lựa chọn ngoài kia, không mua từ bạn thì họ cũng có đầy các sản phẩm thay thế khác. Bạn không phải là người bán duy nhất.
Đừng liều lĩnh đặt bao nhiêu công sức, mồ hôi nước mắt xây dựng một Business vào rủi ro chỉ vì một vài chút lợi nhuận ngắn hạn. Nếu không thì kiếm củi ba năm thiêu một giờ như chơi.
Các yếu tố của một Brand với độ Authenticty cao
Một Brand muốn xây dựng sự Authentic không thể chỉ hô hào những câu chuyện đẹp hay gắn mình với một sứ mệnh “hoành tráng” mà không có nền tảng vững chắc. Authenticity không phải là một chiến thuật Marketing, mà là một trạng thái tồn tại của thương hiệu. Khi một Brand thực sự Authentic, người ta cảm nhận được ngay mà không cần phải giải thích. Tất cả các yếu tố mình liệt kê dưới đây đều có sức nặng như những viên gạch xây dựng sự bền vững của Brand.