Simple Modern Case Study: Hành trình từ Amazon đến một D2C Brand hàng trăm triệu đô
Đây là một Brand mình rất yêu thích!
Case Study cho tháng 1 mình chọn đó là Simple Modern, một Brand bán các sản phẩm bình đựng nước uống và giữ nhiệt. Mình cực kỳ thích Brand này, phải nói mình mơ ước được làm việc tại công này ấy. Nhưng chắc chắn giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi vì công ty này ở Mỹ; họ cũng không có nhu cầu tuyển Remote Worker, và Team cũng khá là ổn định rồi. Mình yêu thích Simple Modern không chỉ vì cách họ vận hành kinh doanh, nhiều ý tưởng sáng tạo, hành trình từ chỉ bán trên Amazon đến xây dựng Brand bền vững mà còn ở sứ mệnh vì xã hội của họ nữa. Hôm nay sẽ cùng mình tìm hiểu về Brand này nhé.
Năm 2015, khi ba nhà đồng sáng lập Simple Modern (Mike Beckham, Bryan Porter, và Micah Ames) quyết định bước chân vào thị trường bình giữ nhiệt với số vốn khiêm tốn $200,000, nhiều người nghĩ họ đã bị điên! Đơn giản bởi vì làm sao họ có thể cạnh tranh với những ông lớn như Yeti và Hydro Flask là những thương hiệu đã có tên tuổi, đã có dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, và có nguồn lực tài chính hàng trăm triệu đô?
Nhưng có lẽ đôi khi sự “điên rồ” trong mắt người khác lại chính là chất xúc tác cho những thành công phi thường. Bạn cứ nhìn vào những con số tăng trưởng doanh thu đáng kinh ngạc của Simple Modern từ năm 2017 tới nay sẽ thấy.
2017: ~$10 triệu
2018: ~$20 triệu
2019: ~$40 triệu
2020: ~$60 triệu
2021: ~$80 triệu
2022: ~$95 triệu
2023: ~$180 triệu (cán mốc 1 triệu đơn hàng qua Shopify vào tháng 11 năm 2023, kể từ khi mở rộng sang D2C vào năm 2018).
2024: Thu về khoảng $225 triệu
Đến đây thì phải nhấn mạnh Simple Modern không đi theo con đường DTC thuần tùy như nhiều Brand khác. Họ đã xây dựng một mạng lưới đối tác Merchandising ấn tượng với nhiều cái tên khủng như DC Comics, The Walt Disney Company, Marvel Entertainment và National Football League (NFL). Đây là một chiến lược thông minh giúp Simple Modern tận dụng sức mạnh danh tiếng của các đối tác lớn, mở rộng kênh phân phối đa dạng, và tạo ra các sản phẩm độc quyền hấp dẫn.
Quan trọng nhất, Simple Modern đạt được thành công mà không cần “đốt tiền” vào quảng cáo. Sự tăng trưởng vượt bậc của họ đến từ việc xây dựng một nền tảng vững chắc dựa trên sản phẩm chất lượng và uy tín thương hiệu. Đây chính là điều mà nhiều thương hiệu Ecom ngày nay bỏ qua, khi chỉ mải mê chạy theo doanh số ngắn hạn.
Bây giờ mình sẽ làm rõ một vài điểm mấu chốt tạo nên sự thành công đáng ngưỡng mộ của Simple Modern.
1. Chọn đúng thị trường, làm rõ ICP và cải tiến để tạo sự khác biệt.
Simple Modern chọn thị trường bình giữ nhiệt — một thị trường đã trưởng thành với những đối thủ lớn như Yeti và Hydro Flask. Đây là một nước đi cực kỳ thông minh vì:
TAM (Total Addressable Market) rõ ràng: Thị trường đã được chứng minh với doanh số hàng tỷ đô.
Problem & Solution Awareness cao: Người dùng đã hiểu rõ về nhu cầu và giải pháp.
Chi phí giáo thị thị trường thấp: Không cần tốn tiền để giáo dục thị trường. Ai cũng biết bình giữ nhiệt để làm gì rồi.
Tập trung vào tạo sự khác biệt (Differentiation): Thay vì tạo Category mới, 3 đồng sáng lập của Simple Modern tập trung vào cách làm khác biệt.
Cụ thể, Simple Modern nhận thấy các đối thủ chủ yếu bán sản phẩm qua các cửa hàng bán lẻ chuyên dụng với giá cao, không phong phú, chủ yếu tầm 5 đến 6 màu sắc, nghèo nàn về thiết kế, chỉ có các kích thước phổ biến, không có sự cá nhân hóa theo sở thích. Vậy nên, Simple Modern không đối đầu trực tiếp với các sản phẩm sẵn có này mà tìm kiếm những khoảng trống mà đối thủ chưa khai thác. Họ xác định Ideal Customer Profile (ICP) của mình là:
Người mua sắm online: Thói quen mua sắm trên Amazon/E-commerce.
Khách hàng trẻ: Ưa thích màu sắc đa dạng, thiết kế hiện đại.
Tầm trung: Không quá cao cấp như Yeti nhưng cũng không phải phân khúc giá rẻ.
Vài Key Takeaway ở đây:
“First” không quan trọng bằng “Better”:
Netflix không phải người đầu tiên cho thuê phim.
Tesla không phải xe điện đầu tiên.
Apple không phải smartphone đầu tiên.
Competition = Validation:
Thị trường có cạnh tranh = có nhu cầu thực
99.9% công ty thành công bán sản phẩm đã có sẵn theo cách mới
Channel Strategy > Product Innovation:
Không cần sản phẩm hoàn toàn mới, quan trọng là cách tiếp cận thị trường mới. Simple Modern tận dụng lợi thế của Amazon trước và dùng thành công này để làm bàn đạp mở rộng kênh bán. Họ đầu tư nhiều vào cải tiến sản phẩm chỉ từ khi mở rộng sang D2C.