Meta Ads Series: Bid strategies, Ads budget, & Campaign structure
Hiểu rõ về Cost Cap vs. Bid Cap.
Chào mừng bạn đến với phần 4 của Meta Ad Series. Nếu đây là lần đầu bạn ghé thăm newsletter của mình thì dưới đây là nội dung sẽ được cover trong series này nhé. Bạn có thể click vào từng link để đọc các bài viết trước.
Bid strategies, ad budget, & campaign structure <<< chính là bài này
Trong các bài trước mình đã giúp bạn hiểu được kha khá những thứ cơ bản về Meta Ads, bao gồm các thuật ngữ cần biết, Meta Advantage, Attributions, Broad Targeting, Learning Phase và Ads Frequency.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào các phần cụ thể hơn liên quan đến thiết lập một chiến dịch (Campaign) quảng cáo. Mình sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề sau:
Bid Strategies: Chiến lược đấu giá
Cost Cap vs. Bid Cap
Ad Budget: Cách xác định nên chi bao nhiêu tiền để chạy quảng cáo mỗi tháng?
Campaign structure: Cấu trúc chiến dịch
Rồi, bây giờ cùng đi vào từng phần chính của newsletter này.
Lưu ý: Vì có rất nhiều bài đã đề cập tới chi tiết từng bước tạo một quảng cáo Meta/Facebook nên mình sẽ không đi sâu vào phần này nha. Bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn này hoặc bài này — nói chung khá là tốt.
Trước hết thống nhất cái này:
Với giới hạn bài này, có hai chỉ số mà mình muốn làm rõ (trong bài sau liên quan đến Ads Performance tracking mình sẽ đi sâu hơn vào Metric). Phòng khi có bạn lại lăn tăn về cách mình dùng từ.
1. Conversion/Sales
Trước đây khi tạo một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bạn sẽ phải chọn Objective (mục tiêu). Nếu mà liên quan đến đơn hàng/doanh số (Sales), lead cho B2B, hay là tương tác (Engagement) thì sẽ chọn Objective là Conversion. Conversion chính là chuyển đổi/lượt chuyển đổi.
Tuy nhiên dùng chung từ Conversion như vậy là khá “confusing" cho B2B, B2C, ecommerce… cho nên Facebook (giờ là Meta) đã đơn giản các mục tiêu quảng cáo. Như dưới đây bạn có thể thấy Conversion bây giờ đã được tách ra thành Engagement, Leads và Sales.
Bây giờ mỗi khi tạo một Campaign trên Meta Ads, bạn sẽ thấy một giao diện chọn Objective như thế này:
Vì mình chuyên về ecommerce cho nên từ bây giờ mỗi khi mình nhắc đến Conversion thì nó mặc định nghĩa là 1 Sales hoặc 1 Purchase (1 đơn hàng hoặc 1 khách hàng) nhé. Đây cũng là chỉ số mà ecommerce brand quan tâm nhiều nhất. Chạy quảng cáo có ra đơn hay không là nhìn vào cái metric Sales này.
2. CPA / CPRG
Phòng khi bạn chưa biết:
CPA: Cost per action — chi phí cho mỗi hành động bạn mong muốn đạt được từ quảng cáo
CPRG: Cost per result goal — chi phí cho mỗi kết quả bạn mong muốn đạt được từ quảng cáo
Với ecommerce, CPA chính là CPRG vì mục tiêu đều là sales (mostly). Từ bây giờ mình sẽ dùng CPA cho thống nhất.
Hai cách tối ưu ngân sách Meta Ads
Meta Ads cho bạn hai lựa chọn để kiểm soát ngân sách quảng cáo, đó là ABO và CBO:
1. Campaign Budget Optimization (CBO)
Giả sử bạn đang thiết lập một Campaign và Campaign này có 3 Ad Set. Bạn đặt ngân sách như sau.
Ad Set 1: $20/day
Ad Set 2: $20/day
Ad Set 3: $20/day
Ở đây bạn thiết lập ngân sách riêng cho từng Ad Set. Bạn bảo với Meta là với mỗi Ad Set, tui đầu tư $20 một ngày, bây giờ chạy cho tui làm nào với ngân sách đó thì đạt được Objective tui đã đặt ra.
Khi bạn lựa chọn dùng Campaign Budget Optimization (CBO), tức là Advantage Campaign Budget dưới đây, ngân sách sẽ được đặt ra cho toàn bộ Campaign, chứ không phải ở Ad Set level.
Với trường hợp trên, Campaign Budget của bạn là $60. Lúc này, Meta sẽ tự động phân phối $60 cho từng Ad Set dựa trên performance để tối ưu kết quả đạt được cho bạn. Điều này có nghĩa trong một ngày nhất định, Meta có thể phân phối ngân sách như sau:
Ad Set 1: $30
Ad Set 2: $10
Ad Set 3: $20
Nếu Ad Set 2 không mang lại conversion, Meta có thể sẽ chi tiêu ít cho nó và chuyển sang một Ad Set khác hiệu quả hơn. Ad Set càng hiệu quả thì sẽ càng nhận được nhiều ngân sách.
Trường hợp bạn không muốn Meta tiêu xài quá nhiều vào một Ad Set, bạn có thể kiểm soát điều này bằng cách thiết lập Ad Set Spend Limit tối đa và tối thiểu.
Đọc thêm ở đây để nắm rõ về cách sử dụng Advantage Campaign Budget + tips.
2. Ad Set Budget Optimization (ABO)
Nếu khi set up campaign bạn không chọn Advantage Campaign Budget thì ở giai đoạn tạo Ad Set, bạn sẽ thấy có một lựa chọn như dưới đây. Đây chính là Ad Set Budget Optimization (ABO):
ABO cho phép bạn thiết lập một ngân sách cụ thể cho từng Ad Set. Điều này có nghĩa bạn có thể kiểm soát chính xác số tiền sẽ được chi tiêu cho mỗi nhóm quảng cáo, đảm bảo mỗi Ad Set nhận được ít nhất một khoản ngân sách nhất định. Nhờ vậy mà bạn không cần phải lo lắng về việc ngân sách bị phân chia không đều. ABO được sử dụng nhiều khi test ad.
Bid Strategies — chiến lược đấu giá
Meta Ads cung cấp nhiều chiến lược đấu giá để bạn lựa chọn. Hãy cùng đi qua các option để hiểu rõ về chúng:
1. Highest Volume (Lowest Cost)
Highest Volume là tùy chọn mặc định cho phần lớn các performance goal. Nếu bạn không điều chỉnh Bid Strategy mà dùng cái mặc định này thì Meta sẽ nỗ lực giúp bạn thu được về nhiều Conversion nhất trong ngân sách mà bạn đã bỏ ra.
Với ecommerce, chiến lược đấu giá Highest Volume nhắm đến việc tối đa hóa số lượng đơn hàng/doanh số mà bạn có thể đạt được trong phạm vi ngân sách đã đặt ra. Meta sẽ cố gắng đạt được nhiều kết quả nhất có thể với chi phí thấp nhất (thế nên nó mới có một tên khác là Lowest Cost).
Khi nào thì nên chọn Bid Strategy này: Nói chung Higest Volume luôn lý tưởng khi bạn mới tạo một chiến dịch hoặc đây là lần đầu bạn chạy Meta Ads, bởi vì bạn cần ít nhất 50 Conversion để thoát khỏi Learning Phase. Khi đã có hiệu quả nhất định thì bạn điều chỉnh bid strategy cũng được.
2. Highest Value
Nếu Highest Volume tập trung vào số lượng thì Highest Value tập trung vào chất lượng. Cụ thể hơn, nếu Highest Volume tập trung vào số lượng chuyển đổi thì Highest Value tập trung vào giá trị chuyển đổi/giá trị của đơn hàng.
Ví dụ, khi bạn chọn Highest Value, Meta sẽ tập trung tìm kiếm những người mà sẵn sàng tiêu xài nhiều tiền với bạn. Nó sẽ chuyển sang hướng mang về 3 đơn hàng với tổng giá trị $300 hơn là đạt được 5 đơn hàng mà tổng giá trị chỉ là $200.
Khi nào nên sử dụng Bid Strategy này: Khi mục tiêu của bạn hướng vào Return On Ad Spend (ROAS) chứ không phải là càng nhiều đơn hàng càng tốt. Hiển nhiên, cần lưu ý là số lượng là cần thiết để giúp quảng cáo sớm thoát khỏi Learning Phase. Ecommerce brand mà có nhiều sản phẩm với khoảng giá lớn (price range) và có ngân sách quảng cáo lớn thì cân nhắc chạy Highest Value.
3. ROAS Goal
Trong Meta Ads, cả hai chiến lược đấu thầu ROAS Goal và Highest Value đều tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo, nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng về cách tiếp cận và mục tiêu cuối cùng.
ROAS Goal là một chiến lược đấu thầu mà bạn đặt ra một mục tiêu cụ thể về tỷ lệ doanh thu trên chi phí quảng cáo. Meta sẽ tối ưu hóa quảng cáo của bạn để đạt được tỷ lệ này. Meta tự động điều chỉnh giá thầu của bạn để đạt được tỷ lệ ROAS mong muốn. Điều này có nghĩa là hệ thống sẽ cố gắng tối ưu hóa chi phí quảng cáo để đạt được doanh thu tương ứng với mục tiêu ROAS.
Nếu bạn đặt mục tiêu ROAS là 400%, Meta sẽ cố gắng tối ưu hóa quảng cáo để bạn kiếm được 4 đô la doanh thu cho mỗi 1 đô la chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, Meta nhấn mạnh là họ sẽ “cố gắng" chứ “không đảm bảo.” Đồng thời, nếu giá trị ROAS Goal được đặt quá cao, đôi khi việc phân phối sẽ dừng lại và ngân sách sẽ không được chi tiêu trọn vẹn.
Trong khi đó, Highest Value là một chiến lược đấu thầu mà Meta sẽ tối ưu hóa để đạt được giá trị chuyển đổi cao nhất có thể từ chiến dịch quảng cáo của bạn, mà không có một tỷ lệ ROAS cụ thể. Tức là tối đa hóa doanh thu tổng thể mà không quan tâm cụ thể đến tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo.
Khi nào nên sử dụng Bid Strategy này: Khi bạn có mục tiêu cụ thể về tỷ lệ doanh thu so với chi phí quảng cáo và muốn chiến dịch của bạn đạt được tỷ lệ này để duy trì lợi nhuận.
4. Cost Per Result Goal (Cost Cap)
Cost Per Result Goal (dân chạy ad gọi đây là Cost Cap) tức là chi phí trung bình mà bạn sẵn sàng trả cho một đơn hàng thu được.
Số tiền mục tiêu bạn đưa ra là số tiền trung bình mà Meta cố gắng sử dụng trong suốt thời gian của chiến dịch, đồng thời linh hoạt đặt giá thầu để đạt được kết quả tốt nhất. Nghĩa là chi phí trung bình trên mỗi kết quả có thể vượt quá số tiền đã đặt. Tuy nhiên, nếu như không tìm ra được users/impressions mà có khả năng convert thì CPA cũng thấp, thậm chí bạn cũng chẳng phải trả đồng nào.
Chẳng hạn bạn đặt Cost Cap $50, nghĩa là chi phí trung bình cho 1 Sales thu được bạn sẵn sàng trả là $50. Chi phí thật sự cho mỗi sales có thể thấp hơn hoặc cao hơn $50.
Lưu ý nếu bạn chọn Cost Cap thì việc chi tiêu có thể chậm hơn. Điều này đồng nghĩa có thể bạn sẽ phải ở Learning Phase lâu hơn bình thường do không đạt được ít nhất 50 Conversion trong thời hạn 7 ngày.
Khi nào thì nên chọn Bid Strategy này: Khi bạn biết muốn kiểm soát chi phí cho mỗi đơn hàng thu được bất kể điều kiện thị trường. Có thể (1) bạn có ngân sách hạn hẹp HOẶC (2) bạn có Average Order Value (AOV) thấp mà nếu Cost Per Result Goal vượt quá AOV này thì bạn sẽ lỗ HOẶC (3) CPA của bạn biến động liên tục.
5. Bid Cap
Chiến lược này cho phép bạn đặt mức giá thầu tối đa cho mỗi sales thu được, thay vì để Facebook linh hoạt đặt giá thầu dựa trên mục tiêu giá trị hoặc chi phí của bạn.
Tuy nhiên, cần nhớ bid thấp không có nghĩa CPA sẽ thấp, và bid cao không có nghĩa CPA sẽ cao.
Khi nào nên sử dụng Bid Strategy này: Theo Meta, Bid Cap phù hợp với các advertiser mà “hiểu biết vững chắc về tỷ lệ chuyển đổi được dự đoán và có thể tính đúng giá thầu.”
Dùng Cost Cap hay Bid Cap?
Cái này cực kỳ quan trọng phải hiểu rõ cho nên mình cho vào một heading riêng. ;)
Câu hỏi này luôn là một tranh cãi rất lớn trong giới Meta Ads Buyers. Có người thì bảo Cost Cap là tốt nhất vì nó giúp kiểm soát chi phí. Có người thì nói Cost Cap không tốt, phải dùng Bid Cap. Có người thì nói cả hai Cap này đều không ổn, tốt hơn hết là nên dùng Lowest Cost (tức là Highest Volume).
Vậy thì đâu là chiến lược đúng?
Cá nhân mình còn non trẻ trong giới Meta Ads nên không dám lên tiếng to. Nhưng tương tự như bất cứ một Marketing Strategy hay Tactic nào thì dù là Cost Cap, Bid Cap hay Lowest Cost, không có cái nào là “best practice" cả. IN MARKETING, IT ALL DEPENDS (xin lỗi vì viết hoa, nhưng mình phải nhấn mạnh như thế này!!!).
Có rất rất nhiều các nhân tố tác động tới việc chạy quảng cáo và hiệu quả cho nên lựa chọn Cost Control (Cost Cap hay Bid Cap) hay No Cost Control (Lowest Cap) phụ thuộc vào bản thân brand. Mỗi brand cần đánh giá hiện trạng của mình để lựa chọn một Bid Strategy phù hợp.
Dưới đây là một vài chia sẻ cho bạn để hiểu rõ hơn về hai chiến lược Cost Control này, dựa trên kinh nghiệm của mình và những gì mình nghiên cứu được:
Vì sao nhiều người thích Cost Cap?
Có nhiều lý do nhưng dưới đây là vài điều cơ bản (lưu ý chúng chỉ mang tính chất tương đối, không phải tuyệt đối):
Thứ nhất, Cost Cap hữu ích cho các big brand vì nó cho phép họ scale ad với CPA nằm trong kiểm soát. Khi bạn xài $50k - $150k/ngày cho Meta Ads thì bạn sẽ thấy Cost Cap nó lợi hại đến mức nào.
Thứ hai, một số brand có ngân sách hạn hẹp cũng gặt hái được thành công đáng kể khi dùng Cost Cap. Cụ thể là họ có thể test và tìm ra được creative winner mà không cần phải lãng phí tiền vào các low-performing ad.
Thứ ba, chuyển các winning ad vào một campaign riêng biệt và chạy campaign với Cost Cap. Một số Marketer thu được kết quả tốt với chiến lược này.
Tại sao nhiều người không thích Cost Cap?
Thứ nhất, ít rủi ro nhưng hạn chế tăng trưởng.
Khi bạn chạy Cost Cap thì bạn đang giới hạn ad của mình chỉ hiển thị với những người mà có khả năng mua từ bạn.
Giả sử bạn đang sử dụng chiến lược Cost Cap để tối ưu hóa chi phí cho mỗi đơn hàng. Hệ thống sẽ tìm kiếm những khách hàng có khả năng cao sẽ hoàn thành giao dịch với mức chi phí phù hợp với giới hạn mà bạn đặt ra.
Tuy nhiên, những khách hàng này có thể đã có ý định mua sản phẩm của bạn ngay cả khi không có quảng cáo. Do đó, việc đo lường hiệu quả tăng trưởng thực sự từ những khách hàng mới trở nên khó khăn. Do vậy, Cost Cap có thể mang lại những kết quả ngắn hạn, như việc giảm chi phí trên mỗi hành động (CPA) và tăng doanh số trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó có thể không duy trì được hiệu quả trong thời gian dài vì không tập trung vào việc mở rộng đối tượng khách hàng mới.
Thứ hai, base hits vs. creative home runs.
Cost Cap cho phép bạn nhanh chóng test các creative và xác định những quảng cáo hoạt động tốt mà không tốn nhiều chi phí. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách và đạt được kết quả ổn định một cách hiệu quả (base hits).
Nhưng đây lại chính là nhược điểm của nó. Cụ thể, nó có thể ngăn bạn tìm ra những quảng cáo đột phá (creative home runs) có khả năng mở rộng quy mô lớn. Bởi vì hệ thống tập trung vào việc đạt được kết quả ổn định với chi phí thấp, nó có thể trở nên bảo thủ và không thử nghiệm nhiều ý tưởng sáng tạo mới.
Các Meta Ads Experts nói gì?
Mình có follow khá nhiều Meta Ads Expert trên Twitter và dưới đây là một số góc nhìn về Cost Cap/Bid Cap của họ. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm insight để đưa ra Bid Strategy phù hợp với brand bạn đang làm việc nhé:
Cody Plofker, Chief Marketing and Revenue Officer, Jones Road Beauty
Jones Road Beauty là một brand về mỹ phẩm rất thành công trong thế giới D2C. Theo Cody, JRB chạy cả Cost Cap lẫn Bid Cap. Thực tế là họ dùng nhiều Bid Cap hơn Cost Cap.
Họ nhận thấy việc sử dụng Bid Caps với ngân sách rất cao nhưng kiểm soát chặt chẽ mức đấu thầu là cách tiếp cận tốt nhất. Điều này cho phép JRB chỉ chi tiêu khi đạt được mục tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, Cody nhấn mạnh là sử dụng chiến lược đấu thầu này đòi hỏi sự cẩn thận và giám sát liên tục. Các thay đổi đột ngột trong tỷ lệ chuyển đổi có thể làm lệch chiến lược đấu thầu và khiến brand có thể đấu giá quá cao.
Để thực hiện chiến lược này đúng cách, bạn cần hiểu rõ về chi phí biến đổi (variable cost) và CPA. Bạn cũng cần biết mức đặt giá thầu cao bao nhiêu để đạt được mục tiêu MER (Marketing Efficiency Ratio) hoặc CPA kỳ vọng.
FYI: MER (Marketing Efficiency Ratio) là chỉ số đo lường hiệu quả marketing, được tính bằng tổng doanh thu đến từ marketing chia cho tổng chi phí marketing. Ở bài viết sau mình sẽ nói kỹ hơn về metric này.
Andrew Faris, quá nổi tiếng trong giới Meta Ads rồi nên không nói nhiều nghe ;)
Andrew rất ủng hộ việc sử dụng Cost Control để test creative. Bởi vì với Cost Control (cho dù là Cost Cap hay Bid Cap), bạn đều có thể test liên tục nhiều Ad Creative mới và Meta sẽ chỉ chi tiêu cho những Creative có khả năng thành công cao, trong khi sẽ hạn chế chi tiêu cho những quảng cáo không hiệu quả. Theo mình biết thì Andrew lựa chọn Bid Cap hơn là Cost Cap.
Alex Greifeld, mình cực kỳ thích chị này, chị ấy là Growth Strategist cho rất nhiều fashion brand
Alex có góc nhìn khá là mạnh mẽ về Cost Cap. Chị ấy không phủ nhận lợi ích của Cost Cap, nhưng cũng không thực sự ủng hộ Bid Strategy này. Lý do là bởi vì chị đã test Cost Cap cho một số brand và nó không mang lại kết quả ý nghĩa.
Lấy thời trang là một ví dụ. Bạn bán sản phẩm thời trang cao cấp với giá cao. Khách hàng tiềm năng có thể rất quan tâm đến sản phẩm nhưng cần thời gian để cân nhắc trước khi mua. Chạy chiến dịch Cost Cap với mục tiêu CPA chặt chẽ sẽ chỉ tập trung vào những người sẵn sàng mua ngay lập tức, bỏ qua một lượng lớn khách hàng tiềm năng khác đang trong giai đoạn xem xét.
Ngành thời trang cũng phụ thuộc vào các mùa vụ và sự kiện (như lễ hội, đám cưới). Việc chạy chiến dịch Cost Cap chỉ nhắm vào những người sẵn sàng mua ngay có thể bỏ lỡ những khách hàng đang chuẩn bị cho các sự kiện tương lai.
Theo Alex, Cost Cap là lựa chọn phù hợp nếu như một brand đã xác định được product-market fit rồi nhưng đang có CPA không nhất quán, lúc lên lúc xuống, không kiểm soát được chi phí trên mỗi chuyển đổi.
Barry Hott - một chuyên gia về Meta Ads, người cực kỳ tin vào hiệu quả của các “ugly ads"
Barry đã từng là “fan” của Cost Cap/Bid Cap, nhưng thời gian gần đây thì ông chuyển sang tập trung vào Lowest Cost (Highest Volume).
Theo ông thì khi sử dụng Caps, bạn có thể không dễ dàng nhận thấy tác động của các thay đổi trên website đến hiệu suất quảng cáo so với khi sử dụng Lowest Cost. Caps có thể gây ra sự biến động chi tiêu hàng ngày, khiến bạn không rõ nguyên nhân gây ra những biến động này và dễ dàng đổ lỗi cho Caps mà không hiểu rõ vấn đề cốt lõi.
Ngoài ra, bạn đang quảng cáo cho con người, và hành vi của họ thay đổi theo thời gian. Khi bạn chạy ad một thời gian dài, hiệu suất sẽ cải thiện dần và bạn sẽ thu được nhiều insight để tối ưu ad cho đúng người. Nếu như bạn thiết lập Cost Control để CPA/bid quá thấp thì bạn đang hạn chế tiềm năng scale.
Tip để xác định ngân sách quảng cáo
Ngân sách quảng cáo phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chẳng hạn loại sản phẩm (ngách hay không ngách), giá sản phẩm và brand reputation (đã hoạt động lâu chưa hay mới thành lập).
Như mình đã chia sẻ trong bài trước về Learning Phase, với các Campaign mới chạy, bạn cần đạt được ít nhất 50 chuyển đổi trong vòng 7 ngày đầu tiên để thoát ra khỏi phase này. Thoát ra khỏi phase đồng nghĩa với việc thuật toán Meta hiểu rõ quảng cáo của bạn là gì, ai là người bị thu hút và làm thế nào để tìm được những người tương tự sẽ mua hàng của bạn. Để đạt được con số này trong thời gian ngắn vậy, bạn cần ngân sách tương đối. Nếu ngân sách quá thấp thì rất khó đạt được.
Một cách đơn giản để xác định ngân sách quảng cáo đó là dựa vào ROAS và AOV:
Giả sử average order value (AOV) của bạn là $100, và bạn cần x2 ROAS hay nói cách khác là $50 CAC ($100/2).
Đọc thêm về Cách tính toán chỉ số ROAS.
Để thoát khỏi Learning Phase, bạn cần 50 Conversion trong 7 ngày (có thể là 1 ngày nếu bạn dùng attribution 1-day click).
Total ads budget = 50 Conversion * $50 CAC = $2500.
Lưu ý là ngân sách này trải dài trong 7 ngày, cho nên tính ra 1 ngày bạn cần chi $2500/7 = $357 cho quảng cáo.
Campaign Structure như thế nào cho phù hợp?
Bạn có thể chạy CBO, ABO và Cost Control — tất cả những cái này đều ổn để thử nghiệm. Các Media Buyer mình biết họ thường tổ chức Campaign Structure như sau:
Cách 1: 1 ABO cho creative testing, 1 CBO cho creative winners, và Cost Cap cho high volume creative testing
Cách 2: 1 creative testing ABO, 1 ASC/CBO, 1 retargeting (Catalog Ads)
Cách 3: 1 ABO cho creative testing, 1 ASC/CBO cho best-performing ad
Cách 4: 1 CBO campaign duy nhất; trong Campaign này có 2 Ad Set, 1 Ad Set cho best-performing ad, và 1 ad set cho creative testing sử dụng Dynamic Creatives.
Đọc thêm về Advantage+ Shopping Campaign (ASC) ở đây.
Tuy nhiên, cần lưu ý là không hề có một tiêu chuẩn nào cho Ads Campaign Structure. Mình đã nhắc nhiều lần đó là mỗi một ad set cần phải đạt ít nhất 50 Conversion trong 7 ngày đầu tiên để đạt được hiệu suất tối ưu. Nếu bạn chạy quá nhiều campaign cùng lúc, ngân sách sẽ bị chia nhỏ, dẫn tới khả năng mà mỗi Ad Set thoát được Learning Phase sau 7 ngày càng thấp. Nếu bạn tổ chức Campaign Structure lộn xộn, bạn sẽ lãng phí ngân sách, nhắm sai đối tượng mục tiêu và rõ ràng, không thu được hiệu quả.
Okay nay dừng tại đây vì dài quá rồi. Đón đọc bài viết sau của mình về Ads creative & copy nhé. ;)
Tip này hay vậy cậu:
Tip để xác định ngân sách quảng cáo
Ngân sách quảng cáo phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chẳng hạn loại sản phẩm (ngách hay không ngách), giá sản phẩm và brand reputation (đã hoạt động lâu chưa hay mới thành lập).
Như mình đã chia sẻ trong bài trước về Learning Phase, với các Campaign mới chạy, bạn cần đạt được ít nhất 50 chuyển đổi trong vòng 7 ngày đầu tiên để thoát ra khỏi phase này. Thoát ra khỏi phase đồng nghĩa với việc thuật toán Meta hiểu rõ quảng cáo của bạn là gì, ai là người bị thu hút và làm thế nào để tìm được những người tương tự sẽ mua hàng của bạn. Để đạt được con số này trong thời gian ngắn vậy, bạn cần ngân sách tương đối. Nếu ngân sách quá thấp thì rất khó đạt được.
Một cách đơn giản để xác định ngân sách quảng cáo đó là dựa vào ROAS và AOV:
Giả sử average order value (AOV) của bạn là $100, và bạn cần x2 ROAS hay nói cách khác là $50 CAC ($100/2).
Đọc thêm về Cách tính toán chỉ số ROAS.
Để thoát khỏi Learning Phase, bạn cần 50 Conversion trong 7 ngày (có thể là 1 ngày nếu bạn dùng attribution 1-day click).
Total ads budget = 50 Conversion * $50 CAC = $2500.
Lưu ý là ngân sách này trải dài trong 7 ngày, cho nên tính ra 1 ngày bạn cần chi $2500/7 = $357 cho quảng cáo.
Bài rất hay chị ạ, keep up the good work